Uncategorized

Chuyển đổi số nâng cao văn hóa đọc cho người dân

Tổng Quan

Thói quen đọc, văn hóa đọc đã hình thành ở bộ phận sách giấy truyền thống. Trong thời đại chuyển đổi số, chúng ta cần tạo ra những sản phẩm, ứng dụng công nghệ số để người dân dễ dàng tiếp cận, sử dụng, từ đó thúc đẩy mạnh mẽ và lan tỏa hơn nữa văn hóa đọc trong cộng đồng tại Việt Nam.

Quy mô thị trường

Hiện nay mới chỉ có khoảng 21% người Việt đọc sách. Ở chiều còn lại, gần 80% người chưa đọc sách là thị trường tiềm năng cho người làm xuất bản, trong đó có sách số.

Tại Việt Nam, sách nói đang nhận sự quan tâm cao của bạn đọc, lượt tìm kiếm về sách nói cao cho thấy nhu cầu của người tiêu dùng.

Thực trạng

Cuộc sống hiện đại ngày một bận rộn, hối hả khiến cho người dân ít có thời gian đọc sách. Đây là trở ngại không nhỏ trong việc phát triển văn hóa đọc tại Việt Nam.

Theo thống kê hiện nay, người Việt Nam đọc khoảng 4 đầu sách / nguời / năm. Đây là tỉ lệ đọc sách còn khá khiêm tốn so với các quốc gia khác trong khu vực như Malaysia (17 đầu sách / người / năm), Singapore (hơn 20 đầu sách / người / năm).

Nếu tính theo thời gian đọc sách trung bình của mỗi người trong một tuần, mỗi người Việt Nam dành trung bình chưa đến 01 giờ cho đọc sách. Chỉ số này của Ấn Độ là 10,42 giờ / tuần, của Thái Lan là 9,24 giờ / tuần.

Để cải thiện, phát triển văn hóa đọc tại Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã lựa chọn ngày 21/4 hàng năm là Ngày sách Việt Nam, đồng thời, phê duyệt Đề án 329/QĐ-TTg ngày 15/3/2017. Trong đó nhấn mạnh vai trò của công nghệ số trong việc hỗ trợ người dân dễ dàng tiếp cận với các sản phẩm sách nói, sách điện tử.

Thời đại bận rộn hiện nay, nhiều người không có thời gian để đọc sách, sách nói, sách điện tử ra đời là một hình thức để người khác “đọc cho mình nghe”. Người dân hoàn toàn có thể thu nhận nội dung từ cuốn sách đó ngay cả khi đang làm việc khác (như lái xe).

Mong muốn giải đáp

Một số yêu cầu đối với giải pháp chuyển đổi số góp phần phát triển văn hóa đọc tại Việt Nam:

– Giải pháp trên ứng dụng di động thông minh, dễ dàng sử dụng, kể cả đối với người dân có kỹ năng số tối thiểu.

– Cung cấp sách nói theo nhiều nhóm nội dung khác nhau, phục vụ đa dạng các đối tượng người dùng theo độ tuổi, theo sở thích, theo lĩnh vực ngành nghề… Giọng đọc sách được xây dựng dựa trên công nghệ trí tuệ nhân tạo, có khả năng tùy biến giọng đọc nam nữ, hay theo vùng miền để phù hợp với người dùng.

– Người dùng có thể tìm kiếm và nghe đọc sách, bao gồm cả phiên bản đầy đủ và phiên bản tóm tắt. Đối với phiên bản tóm tắt, có thể cung cấp cho người dùng các nội dung tóm tắt khác nhau của một quyền sách theo cảm nhận, suy nghĩ của người tóm tắt.

– Có khả năng kết nối các thành phần trong chuỗi sản xuất, phân phối, cung ứng sách nói. Sản phẩm sách nói cập nhật (mô hình tương tự như một sàn thương mại điện tử, nhưng tập trung cho sách nói).

– Giải quyết bài toán nhức nhối hiện nay về sách lậu, sách không rõ nguồn gốc xuất xứ đang tràn lan trên thị trường.

– Kết nối người đọc và tác giả để tạo sự yêu thích tác phẩm, tìm hiểu tác phẩm đồng thời bảo đảm quyền tác giả.

Văn bản liên quan

– Quyết định số 1862/QĐ-TTg ngày 04/11/2021 về việc tổ chức ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam (thay thế Quyết định số 284/QĐ-TTg ngày 24 tháng 02 năm 2014 lấy ngày 21/4 hàng năm là Ngày sách Việt Nam).

– Quyết định 329/QĐ-TTg ngày 15/3/2017 phê duyệt Đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

– Quyết định số 2223/QĐ-BVHTTDL ngày 02/8/2021 của Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030” của Bộ giai đoạn 2021-2025.

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button