Uncategorized

Triển khai chuyển đổi lên hạ tầng và nền tảng điện toán đám mây

Tổng Quan

Chương trình chuyển đổi số quốc gia của Việt Nam xác định ba trụ cột cho chuyển đổi số toàn diện gồm chính phủ số, kinh tế số và xã hội số. Về lĩnh vực chính phủ số, nhằm chi tiết hóa chương trình này, Chính phủ đã ban hành Chiến lược phát triển chính phủ điện tử hướng tới chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Đảm bảo hạ tầng số phục vụ phát triển chính phủ số là bước đi đầu tiên, tạo nền tảng cho việc xây dựng và triển khai hệ thống thông tin phục vụ chính phủ số.

Một trong những nhiệm vụ và giải pháp phát triển chính phủ số là việc tái cấu trúc hạ tầng công nghệ thông tin của các bộ, ngành, địa phương, chuyển đổi hạ tầng công nghệ thông tin thành hạ tầng số ứng dụng công nghệ điện toán đám mây phục vụ kết nối, quản lý các nguồn lực, dữ liệu của cơ quan nhà nước một cách an toàn, linh hoạt, ổn định và hiệu quả. Như vậy, điện toán đám mây là một trong những trọng tâm của chiến lược hạ tầng số. 

Quy mô thị trường

Để phục công tác chuyền đổ số trong thời gian qua, Thái Bình đã triển khai nhiều hệ thông tin, CSDL dùng chung của tình như: Cổng dịch vụ công và hệ thống thông tin một cửa được triển khai thống nhất trong toàn tỉnh với 287 cơ quan, đơn vị; Hệ thống quản lý văn bản và điều hành triển khai tới 100% cơ quan hành chính nhà nước ở cả 3 cấp tỉnh, huyện, xã; 

Hệ thống thư điện tử công vụ được duy trì hoạt động ổn định, 100% cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan hành chính nhà nước đều được cấp hộp thư điện tử công vụ trong trao đổi công việc; Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu (LGSP) đã được đầu tư, triển khai phục vụ nhu cầu kết nối liên thông, đồng bộ dữ liệu giữa các hệ thống thông tin của tỉnh và Bộ, ngành Trung ương…

Thực trạng

Tại Thái Bình hiện nay các hệ thống thông tin dùng chung của tỉnh phần lớn đều đặt tại Trung tâm THDL, được quản lý, duy trì vận hành bởi Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thái Bình. Hiện tại hạ tầng trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh đang quản lý và vận hành 18 máy chủ vật lý, 60 máy chủ ảo hóa, 05 thiết bị lưu trữ , 28 thiết bị mạng (02 thiết bị cân bằng tải, 04 thiết bị tường lửa, 01 thiết bị lọc thư rác, 01 thiết bị giám sát tập trung, 05 thiết bị chuyển mạch Switch L3, 01 thiết bị chuyển mạch Switch L2, 05 thiết bị SAN Switch, 09 thiết bị chuyển mạch) và hơn 20 hệ thống thông tin, CSDL chuyên ngành, các hệ thống của tỉnh đang dùng trên nền tảng ảo hóa vmware, hiện tại các hệ thống hoạt động tương đối ổn định. Tuy vậy, việc mở rộng hệ thống tương đối khó khăn, chưa tích hợp module quản lý hạ tầng tập trung dẫn đến việc quản lý tài nguyên máy chủ vật lý còn hạn chế, chi phí duy trì giấy phép bản quyền hàng năm lớn.

Mong muốn giải đáp

 – Phát triển và triển khai Nền tảng điện toán đám mây Make-in-Việt Nam để nâng cao khả năng quản lý các hệ thống dùng chung của tỉnh một cách an toàn, linh hoạt, ổn định và hiệu quả hơn đảm bảo khả năng mở rộng tài nguyên hệ thống dễ dàng nhanh chóng, quản lý hạ tầng tập trung, tăng cường độ ổn định của các hệ thống ứng dụng, tiết kiệm chi phí vận hành, bản quyền.

Văn bản liên quan

Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 15/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030; 

Quyết định số 186/QĐ-BTTTT ngày 11/02/2022 phê duyệt chương trình thúc đẩy phát triển và sử dụng nền tảng số quốc gia phục vụ chuyển đổi số, phát triển chính phủ số, kinh tế số và xã hội số.

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button